Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50 – 80 ml/ chu kỳ).
Các bác sĩ phòng khám đa khoa quốc tế HCM, cho biết, rong kinh được biết đến với hai nhóm nguyên nhân cơ bản là rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.
Rong kinh do nguyên nhân thực thể: Là do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, liên quan đến thai nhi, bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)…
Rong kinh cơ năng: Rong kinh cơ năng thường hay gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ hoạt động sinh sản, tức là thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh của phụ nữ. Trong độ tuổi sinh sản; thường xuất hiện nhất là sau khi sinh, dùng thuốc phá thai & dùng các loại thuốc tránh thai.
Đặc biệt, rong kinh tập trung ở những phụ nữ có nguy cơ cao bị béo phì, sinh con nhiều lần, tăng cân, hút thuốc lá, sắp mãn kinh, đái tháo đường, suy giáp, rối loạn đông máu, viêm gan mạn, bệnh tim, thận, bệnh lupus đỏ…
Ngoài ra một số thuốc tránh thai cũng có thể gây rong kinh, nhất là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.
– Về ban đêm, kinh nguyệt ra nhiều và vẫn phải thay băng liên tục.
– Chị em có dấu hiệu mệt mỏi, thở dốc, có những triệu chứng của thiếu máu nếu như rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài.
– Có ngày đèn đỏ kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh vượt quá 80ml/ chu kỳ kinh nguyệt.
– Kinh nguyệt ra nhiều, mỗi lần thay băng phải cần đến 2 băng vệ sinh và phải thay băng liên tục mỗi giờ.
– Máu kinh đóng thành từng cục lớn và hay bị đau bụng dưới.
Những ảnh hưởng của rong kinh
Rong kinh nếu để kéo dài gây mất máu dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu trứng mệt mỏi, khó thở… Ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này. Rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Rong kinh còn có thể là triệu chứng của một số bệnh ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang,… Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng.
Việc tự điều trị rong kinh không tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc có nhiều nguy cơ gây biến chứng cho sức khỏe của bạn. Tình trạng rong kinh xảy ra ở mỗi người là khác nhau, nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nên việc điều trị cũng tùy vào nguyên nhân đối với từng trường hợp cụ thể. Do đó, khi bị rong kinh, người phụ nữ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám xác định nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Tại phòng khám đa khoa quốc tế HCM, rất nhiều bệnh nhân sau khi khám và điều trị đã chấm dứt được tình trạng rong kinh và trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị hiện đại, phòng khám đã trở thành điểm đến tin cậy của hàng nghìn bệnh nhân.
Trên đây là một số giải đáp về bệnh rong kinh, nếu bạn có thắc mắc hay cần được tư vấn, hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi điện tới đường dây nóng 08. 39257111 để được các chuyên gia giải đáp cụ thể hơn.
Địa chỉ: Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh số 221 Nguyễn Thị Minh Khai Quận 1, TP HCM.